CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học tâm thức & tôn giáo » Khoa học tâm thức  » Chi tiết
 
Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn
Khó có thể định nghĩa tâm linh là gì, song có thể khẳng định chỉ có con người mới có được khái niệm về tâm linh.Khái niệm về tâm linh cũng chỉ có ở những người mà hoạt động của hệ thần kinh bình thường

     Khó có thể định nghĩa tâm linh là gì, song có thể khẳng định chỉ có con người mới có được khái niệm về tâm linh.Khái niệm về tâm linh cũng chỉ có ở những người mà hoạt động của hệ thần kinh bình thường, tuy người đó có thể bị khuyết tật về một cơ quan nào đó như mắt, chân tay hay một cơ quan giác quan nào đó bí tổn thương, trừ các bệnh lý tổn thương thực thể hay chức phận tại vỏ não. Ví dụ: các bệnh về cấu trúc não bộ hoặc rối loạn chức năng như não úng thủy, bệnh Down, bệnh Alzheimer người già, bệnh tâm thần phân liệt… những người mắc các bệnh này sẽ không có đầy đủ ý niệm về tâm linh, có chăng chỉ là ảo giác không hiện thực.

     Tóm lại, khái niệm tâm linh chỉ có đối với những bộ não có cấu trúc và hoạt động bình thường không bệnh lý.

     Các phương thức hoạt động của não bộ:

1) Hoạt động của vỏ não với phương thức "Logic suy luận"

Đó là những hoạt động chân tay hay trí não của những người bình thường với các công việc bình thường, cho đến các hoạt động trí não của những người thông thái với những ý tưởng siêu phàm đặc biệt, đó là sản phẩm của "Trực giác - Tiềm thức" .

2) Hoạt động ngoài vỏ não, dưới vỏ não được phản ánh vào "Logic trực giác xuất thần".

Logic trực giác xuất thần gồm hai loại:

  • Thứ nhất gồm các quan niệm, khái niệm lưu truyền từ xa xưa đến nay như tôn giáo, thần linh, linh hồn người quá cố… Khi nhắc đến các khái niệm này người' ta cảm nhận như sự đồng cảm của các phức "Tâm - Trí". Một phần cảm nhận ở tâm, đó là những xúc cảm của tim, phần kia là tư duy ý thức của vỏ não.
  • Thứ hai gồm các biểu hiện không phải là tư duy của vỏ não mà vỏ não chỉ như cái gương phản chiếu logic này, đó là "Trực giác xuất thần". Ví dụ trực giác về một ngôi mộ, đọc ý nghĩ người khác, nhìn thấy quá khứ, nói đúng hơn là đọc được tiềm thức của người khác… được phản ảnh trên vỏ não người có trực giác mà không cần quá trình suy luận, không sử dụng "logic suy luận". Khả năng này chỉ thấy ở một số hãn hữu người nào đó và cũng chỉ ở thời điểm nào đó trong quá trình sống của họ và cũng không ổn định, cũng như khó xác định độ chính xác của nó.

     Tóm lại, ta chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể, trái lại, "trực giác tiềm thức" là kết quả làm việc của tiềm thức, giai đoạn hai của quá trình suy luận một vấn đề nào đó, khi vấn đề được tiềm. thức hoàn thiện thì lại xuất hiện ở vỏ não, tương tự như logic suy luận.

     Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau.

I - Tâm linh dưới góc độ tôn giáo

1. Ý niệm thần linh

    Vũ trụ với bề dày lịch sử chừng 14 tỉ năm kể từ vụ nổ Big Bang, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuần lại đưa ra một giới hạn khá lớn là từ 10 đến 20 tỉ năm, trong khi đó lịch sử trái đất của chúng ta là 24 giờ một ngày, bắt đầu 0 giờ đêm trái đất, một giây của một ngày bằng với 5 vạn năm, một phút bằng khoảng 300 vạn năm, từ khi trái đất chưa có sự sống, trải qua những chặng đường phát triển cho đến khi xuất hiện con người có thể phác họa như sau:

  • Khởi điểm của trái đất: 0 giờ đêm
  • Khởi đầu của sự sống trên trái đất: 5 giờ 45 phút sáng
  • Khởi đầu của động vật có xương sống: 9 giờ 02 phút tối
  • Khởi đầu của loài linh trưởng: 11 giờ 37 phút tối (đêm)
  • Khởi đầu của loài người: (có thể) 11 giờ 50 phút tối (đêm)
  • Vượn cổ phương Nam: 11 giờ 50 phút tối (đêm)
  • Người lý trí: 6,5 giây trước 12 giờ đêm

     Như vậy có thể thấy sự xuất hiện loài người là rất ngắn và cực kỳ gần đây so với lịch sử của trái đất. Nói chung cho đến nay, qua các hóa thạch đào được trên toàn thế giới, các nhà khoa học cho rằng lịch sử loài người sớm nhất là khoảng 7 triệu năm, 5 triệu năm với sự xuất hiện người tiền sử sống trong hang động, não của họ đã khác hẳn loài động vật có vú. 60 ngàn năm trước đây, người hang động Neanderthal đã chôn cất thân nhân bị chết cùng với những vòng hoa, đó có thể là dấu hiệu khởi đầu của ý thức tư duy về tín ngưỡng tôn giáo.

      Như vậy phải hàng triệu năm người tiền sử hang động mới có được ý niệm tôn giáo, thời kỳ đầu họ chỉ có ý niệm về "thần linh". Ra khỏi hang động thì từ cây cỏ đến muông thú, đối với họ đều là thần linh, họ sợ từ cây cỏ đến các muông thú, dã thú vì mọi thứ này có thể gây cho họ sự chết chóc. Cho đến nay ta còn thấy ở các dân tộc da đỏ trong rừng nguyên thủy sâu thẳm có tục lệ thờ thần súc vật như rắn, voi, sư tử…

2. Tâm linh dưới góc độ tôn giáo

     Hiện nay trên thế giới có ba tôn giáo lớn là Đạo Kitô giáo, đạo Hồi và đạo Phật. Đạo Phật xuất hiện sớm nhất mà người sáng lập ra là thái tử Cô Đàm -Tất - Đạt - Đa sinh năm 536 TCN ở Ấn Độ. Kitô giáo xuất hiện dưới hình thức các cộng đồng nhỏ gồm những người nghèo khổ trong các cộng đồng người Do thái lưu tán ở những vùng Tiểu á như Ê-phê-giơ, Smiếc-nơ, Bất- gam, San-đê... Lúc đầu họ sống với nhau theo kiểu tổ chức công xã, các sinh hoạt tôn giáo thực hiện "dưới dạng” của đạo Do thái để tránh sự truy lùng, cấm đoán của chính quyền. Vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công Nguyên mới xuất hiện trong các cộng đồng Kitô giáo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp và hình thành tổ chức giáo hội.

      Hồi giáo xuất hiện ở bán đảo ả Rập vào đầu thế kỷ VII sau Công Nguyên, vào tháng 7 năm 662, được coi là mở đầu kỷ nguyên Hồi giáo? Quá trình hình thành đạo gắn chặt với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của một nhân vật mà người Hồi giáo coi là lãnh tụ tinh thần, đối tượng được thờ cúng của họ: Giáo chủ Môhamet.

      Đạo Hồi và đạo Kitô giáo đều thờ đấng tối cao là thánh Ala, là Thiên chúa, "Thượng đế'.Thánh Ala và Thượng đế sinh ra vũ trụ vạn vật và con người trong vòng 7 ngày. Ngày thứ nhất tạo nên sự sáng và sự tối, đặt tên sự sáng là ngày, sự tối là đêm. Ngày thứ hai tạo ra không gian, quen gọi là trời. Ngày thứ ba tạo nên đất, nước, cây cỏ. Ngày thứ tư tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày, đêm, năm, tháng, thời tiết, trong đó có hai vì tinh tú lớn là Mặt Trời cai trị ban ngày, Mặt Trăng cai trị ban đêm. Ngày thứ năm tạo nên muôn vật: chim trên trời, cá dưới nước, muông thú trong rừng. Ngày thứ sáu tạo nên con người. Ngày thứ bảy sau khi hoàn chỉnh công việc Sáng tạo của mình, Thiên chúa nghỉ (còn gọi là ngày chúa nhật hay chủ nhật). Còn Thượng đế của đạo Hồi cũng tạo ra Vũ trụ muôn vật và con người trong 6 ngày, nhưng trật tự. có khác với đạo Kitô, ngày thứ bảy công việc hoàn thành cả thế giới, bao gồm mọi trật tự và những sự hài hòa không thể phá vỡ được.

Trái lại, đạo Phật cho rằng các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không phải do một đấng thiêng liêng nào tạo ra bằng những phép màu nhiệm, mà nó được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất của vũ trụ. Phần nhỏ bé nhất đó được gọi là "bản thể", là thực tướng của sự vật, hiện tượng. Vũ trụ của Phật là vũ trụ động theo một chu trình "thành trụ hoại không" hay "sinh trụ hoại diệt" và đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên, một sự vật hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên, hệ thống nhân duyên trong vũ trụ là vô tận, sách Phật gọi là "trùng trùng duyên khối"...

     Về con người, tuy mỗi tôn giáo quan niệm khác nhau về sự sinh thành nhưng đều có một quan niệm là con người gồm hai phần.

    Đạo Phật cho rằng con người gồm một phần là sinh lý là thần sắc hình tướng giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da, được tạo thành bởi bốn yếu tố vật chất, sách Phật gọi là tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong, phần thứ hai là phần tâm lý hay tinh thần, ý thức gồm: "thụ uẩn", "tướng uẩn", " hành uẩn", "thức uẩn" được biểu hiện bằng "thất tình " (bảy lĩnh vực tình cảm: ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục).

     Con người sau khi chết không phải là hết, sách Phật gọi là "chấp đoạn". Sau khi chết có linh hồn bất tử tiếp tục đầu thai vào kiếp khác, sách Phật gọi là "chấp thường", được giải thích bằng các thuyết: nghiệp báo - luân hồi...

     Còn đạo Kitô hay đạo Hồi cũng cho rằng con người có hai phần là thể xác và tâm hồn , "linh hồn" sau khi chết được thánh Ala hay Thiên chúa phán xét được lên thiên đường hay xuống địa ngục với những quy định ngặt nghèo về lối sống đạo đức trong quá trình sống giữa người với người, người với muôn vật trên trái đất này.

     Tóm lại đạo nào cũng khuyên con người làm điều tốt lành, điều thiện. Đó là cái nhân để trở thành cái quả, để được sang thế giới cực lạc bên kia hay ở niết bàn hoặc xuống địa ngục. Đó cũng là đạo lý, triết lý răn dạy con người, mong con người ngay từ khi sống trên trái đất đã làm các điều tốt lành, tránh điều xấu xa và đó cũng là ước nguyện của các lãnh tụ các đạo giáo hi vọng mọi người đều làm điều tốt lành để trái đất này là thiên đường của sự sống. Song các nhà sáng lập những đạo đó cũng nghĩ rằng khó lòng thực hiện được "thiên đường" trên trái đất nên đã tạo ra cho con người một niềm tin ở tương lai bên kia thế giới cực lạc hay hình phạt dưới địa ngục, luân hồi.

     Những giáo lý, lời khuyên đó cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nhân văn của con người trên trái đất này.

3. "Thần linh”, "tâm linh”

     Xem như thế loài người từ ý niệm "thần linh" phải trải qua một thời gian dài. từ cuộc sống bầy đàn bộ tộc đến đời sống xã hội mới nảy sinh được ý niệm về "thần linh", "tâm linh". Như vậy, ý niệm về "thần linh", "tâm linh" cũng thay đổi với thời gian và sự phát triển của xã hội về các mặt kinh tế, chính trị , văn hóa... Ngày nay ở phương Tây nhất là các nước phát triển cao, đối với nhiều người quan niệm về tâm linh đã phai mờ, họ đến nhà thờ không để mong lên thiên đường mà đến nhà thờ giống như cái mốt của sự thư giãn mà thôi.

     Quả như vậy, nếu Chúa đã sinh ra con người với quyền năng của mình chẳng lẽ lại để đạo Kitô phân tán, đấu tranh gay gắt đến nay không chỉ có một đạo Giatô mà hình thành nhiều phái như đạo Tin lành, đạo Thiên chúa Anh quốc... Ngày nay khoa học phát triển như vũ bão, tri thức của loài người cũng phát triển, thay đổi nhanh chóng. Các nhà khoa học đã sản xuất ra được cừu Dolly và nhiều loại động vật khác mà không cần có sự phối giống giữa đực và cái, việc tạo ra con người kiểu như Dolly không còn là vấn đề kỹ thuật nữa, đến lúc đó ý niệm về "thần linh", "tâm linh" chắc sẽ còn thay đổi nhiều.(Xem tiếp)

 

Các thông tin cùng loại này
» Bé trai 3 tuổi tố cáo kẻ giết mình ở "kiếp trước" (2015-08-18 04:31:52)
» Cậu bé 5 tuổi kể chuyện tiền kiếp (2015-02-11 10:55:18)
» Cậu bé 5 tuổi có ký ức của người phụ nữ đã qua đời 18 năm (2015-02-11 10:56:23)
» Cậu bé 5 tuổi kể chuyện tiền kiếp (2013-12-10 10:37:55)
» Giải mã "lời nguyền Hemingway" (2012-08-29 11:21:24)
» Chuyện Tái Sinh Của Jenny (2011-12-24 15:34:33)
» Linh hồn không tồn tại mãi mãi, không làm hại ai (2011-11-30 16:43:32)
» Hiện tương Indigo child - Trẻ em nhớ lại tiền kiếp (2011-11-25 18:01:33)
» Giải mã hiện tượng nhớ về tiền kiếp (2011-11-25 17:19:37)
» Khoa học và huyền môn (2011-03-22 11:06:57)
» CÂU CHUYỆN TÁI SINH TỪ KIẾP TRƯỚC (2011-03-22 10:57:49)
» Tồn tại “Thế giới gương” ... (2011-03-20 11:03:59)
» Khai mở tiềm năng bằng tri thức (2011-03-20 09:01:25)
» Luân hồi đầu thai tại Ấn Độ: Trường hợp bé Shanti Devi (2011-01-14 23:29:38)
» Luân hồi đầu thai ở VN: trường hợp bé Quyết Tiến (2010-12-25 18:03:49)
» Con người là một Tiểu Vũ trụ (2010-06-01 18:02:50)
» Luân hồi – tái sinh, có thể hiểu được... (2010-05-06 13:55:17)
» Tìm hiểu bản chất của ý thức (2010-05-14 16:50:12)
»  Khoa học và huyền môn (2010-05-05 10:55:29)
» Khả năng linh cảm đặc biệt của con người (2010-02-06 11:15:09)
  1  2  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18058951
Đang online : 15