Tận cùng Niết-bàn
Niết Bàn, đa số đều nghĩ rằng là nơi chốn nào đó riêng biệt, sắc tướng an lạc hoặc cô tịch hoặc xuất thế gian, vô vi, siêu tưởng... Qua buỗi học 28/04/2016 Thầy đã giúp gia đình Totha hiểu rõ Niết Bàn là một thuật ngữ tạm gọi để diễn tả, khi chúng ta không còn vướng chấp gì vào quá khứ, và tương lai và luôn luôn xác lập được như vậy (gọi là Như Lai) đó là sự thanh tịnh thật sự và đó chính là Niết Bàn. Con đường tu của chúng ta, đối tượng chính là chư pháp và chúng sanh, chúng ta chính là chủ thể, và hợp thể đó là Niết Bàn. Khi nào chúng ta không còn vướng mắc giữa chư pháp và chúng sanh thì chúng ta không còn cấu hợp nữa, không còn dính mắc nữa, và được thực hiện ngay trong đời sống thực tại này thì đó chính là thực tại Niết Bàn. Không còn vướng vào các niệm tưởng ở quá khứ, và niệm tưởng ở hiện tại, nếu hiện tại không còn niệm tưởng thì đâu còn vướng chấp gì nữa, luôn luôn xác lập được như vậy có nghĩa là không còn bị dính mắc gì, thì đó chính là Niết Bàn. Lời dạy của Tổ Đạt Ma: "Tánh của Niết Bàn chính là không còn vọng tưởng, và nhập Niết Bàn chính là không còn nơi nào phiền não…" (Xem tiếp->)
Tận cùng Chánh Niệm
Chư Pháp tùy duyên khởi tương hành tam niệm không tướng: sanh/diệt, cấu/tịnh, tăng/giảm... Xuyên suốt tam tánh kiến minh: tông vô niệm/bổn vô trụ/thể vô tướng mà tác tạo nên muôn tướng tam giới thọ trần lao, cám cảnh luân hồi bất tận... Ngày 10/10/2013, trong một không khí gia đình TOTHA Chân-Thiện-Mỹ, mọi người cùng đồng tâm với nhau chia sẻ những kết quả ít, nhiều của chính bản thân mình sau một thời gian tu tập Năng lượng Tâm thức theo phương pháp khoa học do Công ty TOTHA hướng dẫn ...và cùng hội luận với nhau rất nhiệt tình qua sự lý giải sâu sắc (mang tính đại chúng rất dễ hiểu) dung hoà : Khoa học-Tâm linh-Tôn giáo cùng với sự dẫn dắt tận tình của Thầy Đổ Thanh Hải về Khoa học Tâm thức, đã tiên phong thắp lên ánh sáng tri kiến khoa học khai minh giúp cho mọi người cùng nhau tu chỉnh lại Thân và Tâm của chính mình một cách rất là thực tế và hiệu quả thần kỳ, xoá tan mọi bóng tối vô minh của những tín điều huyển ảo ...giúp việc tu tập của mọi người tránh bị sai đường, lạc lối một cách đáng tiếc...Các bạn ấy đã nói lên tiếng nói xuất phát tự tâm mình sau thời gian tập tập luyện gặt hái được những thành quả ứng nghiệm... *Người thật Việc thật* không xếp đặt dàn dựng, phim quay một cách hoàn toàn tự nhiên đúng với thực tế, nay chia sẻ cho mọi người cùng nhau tham khảo... (Xem tiếp->)
Luân hồi <-> Tâm chuyển hóa
Bản tâm ban đầu của muôn loài vốn trong sạch, sáng suốt, bởi sai lầm nên dần bị nhiễm ô, bị tam độc Tham Sân Si bên trong hoành hành từ đó mà chuyển hóa liên tục qua lại - luân hồi. Tâm nhiễm ô là do đâu? Do phạm Ngũ giới và hành Thập ác. Vì sao lại phạm ngũ giới và hành thập ác? Bởi do Kiến trược (trọc): tiếp xúc và ghi nhận những thông tin ô trược qua 6 căn – 6 căn cứ sinh ra luân hồi – gồm Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Não; dẫn đến Mạng trược (trọc), tức là đời sống bị ô nhiễm. Quá khứ chúng ta đã sai lầm nên tái hiện về đây để trả nghiệp, nhưng nếu tiếp tục kiến trược và mạng trược thì không thể nào thoát khỏi sự luân hồi tiếp diễn. Con đường để giải được bài toán luân hồi đã được chỉ rõ trong giáo pháp của phật học nguyên thủy với điều kiện chúng ta phải hiểu đúng và hành đúng. Phần giảng dạy của Thầy Đỗ Thanh Hải vào ngày 24/3/2016 tại Tuệ Xá Totha sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý nghĩa ẩn tàng sâu sắc… (Xem tiếp->)
Vòng kiền Dukkha
Nội dung buổi học ngày 23/03/2017 Thầy giảng về Tam triền Dukkha tao nên luân hồi sanh tử gồm: Bát Khổ - Bát Nạn - Bát Tà trong đó gồm những mắc xích hữu kiến mà ai ai cũng đều nhận ra, đây là một trong những cách diễn giải trực quan nhằm giúp người tu học tự đối chiếu hiểu đúng (quán chiếu), tự chủ tư duy hình rõ ràng (thiền quán) hình dung lý nghĩa cơ bản -> sâu rộng về khái niệm Dukkha... *Bát Khổ: Sanh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Cầu bất đắc khổ, Oán tắng hội khổ, Ngũ ấm xí thạnh khổ *Bát Nạn: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Căn khuyết, Biên địa, Tà kiến biện thông, Lạc thọ trường sanh, Như Lai bất xuất thế *Bát Tà: Tà tri kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà mạng, Tà nghiệp, Tà tinh tấn, Tà niệm, Tà định... (Xem tiếp->)
|