CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Huyền Không  » Chi tiết
 
Thiên văn cổ luận
Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo (HPL: ?"Hoàng đạo" hay "Thiên xích đạo", là "Hoàng đạo" thì đúng hơn). Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.
Thiên văn cổ luận
     Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thực, do Khoa thiên văn cổ đại quan sát bầu trời phát hiện và định danh. 28 ngôi sao đó ở kề đường Hoàng đạo xích đạo (HPL: ?"Hoàng đạo" hay "Thiên xích đạo", là "Hoàng đạo" thì đúng hơn). Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.
Khoa thiên văn cổ đại cho đó là những định tinh, đứng nguyên một chỗ, nên có thể dùng làm mốc để tính vị trí chuyển dịch của mặt trời, mặt trăng và năm sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ thuộc hệ mặt trời. 28 ngôi sao đó chia thành bốn phương trên bầu trời:
  • Phương Đông chùm sao Thanh Long có 7 sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ
     
  • Phương Bắc chùm sao Huyền Vũ có 7 sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích
     
  • Phương Tây chùm sao Bạch Hổ gồm có 7 sao: Khuê, Lâu, Vi, Mão, Tất, Chuỷ, Sâm
     
  • Phương Nam chùm sao Chu Tước có 7 sao: Tỉnh Quỷ Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chấn

    Các nhà thiên văn còn dựa vào vị trí các sao để tính ngày tiết khí bốn mùa. Thí dụ lúc hoàng hôn, sao Sâm hướng chính nam tức là tháng Giêng, sao Tâm hướng chính nam tức là tháng 5, sao Khuê hướng đó là tiết Thu phân, sao Mão hướng đó là tiết Đông Chí.

    Thanh Long = Rồng Xanh, Huyền Vũ = Anh Vũ (vẹt) màu đen, Bạch Hổ = Hổ trắng, Chu Tước = chim sẻ... dựa vào hình tượng các chùm sao mà định danh. (HPL: có sách nói Huyền Vũ là Qui Thần, tức là rùa; Khổng Tước là chim sẻ, Chu Tước là chim sẻ đỏ. Đông phương Thanh Long 東方青龍 - Tượng trưng cho Mộc; Bắc phương Huyền Vũ 北方玄武 - Tượng trưng cho Thủy; Tây phương Bạch Hổ 西方白虎 - Tượng trưng cho Kim; Nam phương Chu Tước 南方朱雀 - Tượng trưng cho Hỏa).

    Nhị thập bát tú đi vào Thuật chiêm tinh được quy vào Ngũ hành, can chi lại biến thành 28 vị thần sát, mỗi thần sát quản một ngày đêm có sao tốt sao xấu.

    Luận về tính chất tốt xấu của 28 ngôi sao, giữa các tài liệu còn có nhiều điểm mâu thuẫn, các tài liệu đó gồm có :  "Thần Bí Trạch Cát", "Lịch thư của Thái Bá Lệ" và "Hứa Chân Quân Tuyển trạch thông thư" (in tại Việt Nam triều Khải Định).
    Khảo cứu 3 cuốn chỉ có 11 trong 28 ngôi sao được các tài liệu thống nhất, còn 17 sao khác hẳn nhau, mỗi sao đều có 1 bài thơ thất ngôn bát cú (Hứa Chân Quân) và Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Trạch cát thông thư) chèo chống nhau.

    1- HUYỀN VŨ (Thủy)

  •               
    Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con "Vũ" màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Trung Quốc, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.
    Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
    "Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)".
    Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ "Vũ" trong "Huyền Vũ" ở đây với nghĩa là "sức mạnh" gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh còn dịch là Warrior).
    Vì vậy khi nhấn nộ...có khi ra hình Huyền Vũ là tượng trưng cho sức mạnh đó...

    2- BẠCH HỔ (Phong)
                    
  •             
    Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
    Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
    "Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)".

    3- THANH LONG (Lôi)

  •                
    Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.
    Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong Nhị thập bát tú, đó là:

    * Giác Mộc Giảo (sao Giác)
    * Cang Kim Long (sao Cang)
    * Đê Thổ Lạc (sao Đê)
    * Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
    * Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
    * Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
    * Cơ Thủy Báo (sao Cơ)

    Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

    Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, ... nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.
    Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân.

    4- CHU TƯỚC (Hỏa)

  •           
  •     
    Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
    Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

    * Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
    * Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
    * Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
    * Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
    * Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
    * Dực Hỏa Xà (sao Dực)
    * Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Các thông tin cùng loại này
» Huyền thuật Ấn Độ, Do Thái và Ai Cập cổ xưa (2011-10-16 17:37:58)
» Khám phá thế giới bùa ngải thời cổ đại (2009-12-28 11:55:59)
» Giải thích hai chữ (2011-10-16 17:27:33)
» Tam Nguyên, Cửu Vận Trong Huyền Không Học (2010-01-06 09:06:35)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16052041
Đang online : 134