CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học tâm thức & tôn giáo » Ấn Độ Giáo  » Chi tiết
 
Mục đích đời tôi sẽ là gì?
Một câu hỏi khác nảy sinh nhiều lần trong tâm trí người Ấn Độ: "Đời tôi để làm gì? hoặc "Tôi phải làm gì với đời tôi? Những người Ấn Độ Giáo chín chắn đi đến chỗ tin rằng có bốn mục tiêu cơ bản, gồm có tất cả những phần có giá trị về hoạt động của con người và mang lại mục đích cho mỗi đời sống.

      Mục đích quan trọng nhất mà mỗi người phải vươn tới là thoát khỏi ảnh hưởng của bất hạnh trong quá khứ. Mỗi người đều có mục tiêu căn bản suốt cuộc đời là thoát khỏi ảo tưởng thông qua sự hợp nhất với Bà La Môn. Để giúp con người tiến tới đạt được mục tiêu này, có những mục tiêu khác ít quan trọng phải được thi hành trên con đường đó.

     Một trong những mục tiêu này là đời sống lạc thú, thực hiện tất cả những ham thích bình thường của con người, kể cả ham thích rất quan trọng bắt nguồn từ nhục dục. Người Ấn Độ Giáo không bác bỏ kinh nghiệm giác quan về cuộc đời -- phát triển quan hệ sáng tạo với người khác, biết thẩm mỹ, biểu lộ tình dục. Những người Ấn Độ Giáo coi trọng kinh nghiệm này khi được dùng đúng cách và không được coi như là những mục tiêu duy nhất của đời sống. Đời sống lạc thú là một trong bốn mục tiêu của con người.

     Một mục tiêu khác của con người là tham gia vào hoạt động kinh tế hay phúc lợi công cộng, bao gồm một số công việc hay nghề nghiệp có giá trị. Mỗi người có bổn phận với chính mình và với xã hội để làm một số công việc có ích. Vì việc này người ấy sẽ nhận được tiền cần thiết cho nhu cầu hàng ngày, và thông qua đó người ấy đóng góp vào phúc lợi chung. Trách nhiệm kinh tế của một người đối với cộng đồng không được coi thường là không quan trọng vì nó là một trong bốn mục tiêu của đời sống.

     Thành tựu quan trọng thứ tư cho mỗi người Ấn Độ Giáo là sống đúng luân lý hay sống đạo đức. Ta có bổn phận đối với chính ta và đối với người khác để làm những gì được trông đợi ở chính mình về luân lý và đạo đức. Bổn phận đã được phân định khá rõ ràng tại Ấn Độ, cho mỗi một đẳng cấp có một luật lệ hành động và thái độ mà mỗi thành viên phải thi hành. Và đối với luật lệ này, một người phát nguyện bằng nỗ lực của mình nếu muốn đạt một đời sống tốt đẹp.

     Một phần lớn giáo lý Ấn Độ Giáo đề cập đến khái niệm bổn phận luân lý. Vì người Ấn Độ Giáo nhấn mạnh đến sự đồng nhất của tất cả cuộc sống, họ tin một người quan trọng đối với tất cả những người khác. Điều này có nghĩa là mỗi người phải học hỏi để vượt qua quyền lợi vị kỷ của mình. Khi quyết định phải làm gì, hầu hết mọi người muốn nói, "Tôi sẽ có lợi gì từ việc này?" Người Ấn Độ Giáo nói chúng ta tìm hạnh phúc lâu dài khi chúng ta làm một việc vì đối với chúng ta trong hoàn cảnh của chúng ta đó là điều chính đáng không quan tâm đến lợi lộc mà ta nhận được.

     "Bạn có quyền làm việc và chỉ làm việc không thôi, chứ không phải thành quả của nó. Ham thích thành quả của làm việc không bao giờ là động cơ để làm việc... Khốn khổ thay cho những ai làm việc vì kết quả." Câu trên đây được viết trong bản kinh thiêng liêng của họ.

     Chúng ta thường nói hơi giống nhau khi nhận thấy rằng, người chơi vì thích chơi sung sướng hơn là người chơi để thắng. Càng mê thắng cuộc thì lại càng thua. Mặt khác nếu chơi để mà chơi, kết quả sẽ tự nó lo liệu. Được hay thua, người ấy sẽ thỏa mãn về cuộc chơi. Người Ấn Độ Giáo nói điều đó giống như tất cả những hoạt động trong đời. Điều quan trọng là chúng ta cảm thấy cái chúng ta làm và cách thức chúng ta làm -- không phải là cái mà ta đạt được từ việc đó.

NHỮNG GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI

     Những người Ấn Độ Giáo thời cổ đã biết có những thời kỳ trong đời sống của một con người có thể đạt được mục tiêu dễ dàng hơn thời kỳ khác. Họ chia đời sống thành một số giai đoạn, rồi họ cố gắng vạch ra những lạc thú hay hành động thích hợp cho mỗi giai đoạn. Chỉ dẫn về bốn mục tiêu sẽ được cung cấp tùy theo sự sẵn sàng học hỏi về những mục tiêu này và khả năng để hoàn thành mục tiêu vào lúc ấy.

     Thí dụ, trẻ nhỏ không cần phải lo lắng về những bổn phận kinh tế và đạo đức sau này của nó đối với xã hội. Trẻ nhỏ sẽ có thì giờ học hỏi về những thứ ấy khi trưởng thành. Trẻ nhỏ cũng chẳng cần sẵn sàng cho việc thực hành tôn giáo của người lớn. Cho nên, sẽ là dại dột đi trông đợi đứa trẻ hoàn thành những mục tiêu của người lớn. Những người có bổn phận đối với những luật lệ đẳng cấp đòi hỏi họ phải bỏ nhiều thì giờ và nỗ lực vào hoạt động kinh tế không phải quá lo lắng về mục tiêu quan trọng nhất là thống nhất cái Ta với Bà La Môn. Điều này rất đúng cho nhóm đẳng cấp thấp nhất, công nhân. Tuy nhiên, những người Ấn Độ không bao giờ cho rằng những người thuộc đẳng cấp thấp nhất không thể hiểu được sự thống nhất này trong đời sống hiện taị của họ. Hoàn toàn không được đòi hỏi họ vì họ đã quá bận với những trách nhiệm khác.

     Tất cả nam giới của ba đẳng cấp cao hơn được khuyên nhủ theo đuổi kế hoạch sống đã được đề nghị, qua đó họ có thể đạt được tất cả mục tiêu. Những đạo sư thời cổ phát triển kế hoạch này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nghiên cứu và làm sáng tỏ đời sống. Theo kế hoạch này, người ta sẽ lần lượt trải qua các giai đoạn là học sinh, chủ hộ, người nghỉ hưu, và đang đi khỏi kiếp trầm luân tinh thần.

     Giai Đoạn Học Sinh. Thời gian bỏ ra trong giai đoạn này thì khác nhau, tùy theo đẳng cấp riêng. Tất cả nam giới trẻ của những đẳng cấp cao hơn đều phải sống một thời gian với vị gia sư tôn giáo dạy về trí tuệ cổ xưa của Ấn và hướng dẫn đọc sách thánh. Mỗi học sinh được giúp đỡ trực tiếp học về ý nghĩa cuộc đời và được khuyến khích tìm một chỗ thích hợp trong đó.

     Theo truyền thống, không một người thanh niên nào đang còn ở trong giai đoạn học sinh lại lập gia đình. Tuy nhiên, ở Ấn Đô thời nay, nhiều tập tục cổ không được nghiêm túc gìn giữ như trước đây. Ngày nay một số cuộc hôn nhân nay xẩy ra trước khi người thanh niên hoàn tất giai đoạn học sinh thường lệ -- nhưng số này cũng chỉ là số ít nếu đem so sánh. Nhiều bậc cha mẹ người Ấn vẫn chọn vợ cho con. Vì những sắp xếp lứa đôi do cha mẹ, thường thường khi đôi lứa này còn rất trẻ, người thanh niên không bị mất thì giờ học hành để tìm hiểu người vợ tương lai của mình.

     Nói chung, không có một thói quen xã hội nào có thể so sánh được với hò hẹn tại Hoa Kỳ ngày nay. Người lớn không có ý cho rằng giới trẻ không lưu ý đến người khác giới. Họ chỉ lo liệu để mối quan tâm này sẽ không bị khơi gợi quá mức trước khi những thanh niên này sẵn sàng biết trách nhiệm về con cái. Đối với ba đẳng cấp trên, điều này thường có nghĩa là sau khi người thanh niên đã qua giai đoạn học sinh của đời họ. Hiện nay luật của Ấn Độ qui định người con gái ít nhất phải mười lăm tuổi trước khi có thể đi lấy chồng; con trai không thể lấy vợ trước mười tám tuổi.

     Có những lý do tại sao giai đoạn học sinh lại đã quan trọng phải được hoàn tất. Mỗi người đều có khả năng tự nhiên để lo lắng về đời sống và nêu câu hỏi về cuộc đời. Nhiều những câu hỏi này lớn đến mức chưa có ai có thể tìm được một phần câu giải đáp, nhưng con người dường như bằng cách này hay cách khác cố gắng tìm câu trả lời, để học hỏi và tiếp tục học hỏi. Giai đoạn học sinh xúc tiến tiến trình học tập.

     Theo người Ấn Độ Giáo, việc này cũng cho thêm một may mắn, cái mà họ gọi là "sự ra đời lần thứ hai". Sự ra đời lần thứ nhất là một biến cố mà ta không kiểm soát được, nhưng sự ra đời lần thứ hai là một phần của sự thành công do nỗ lực của chính mình. Người Ấn Độ gọi đó là tái sinh tinh thần: người thanh niên bắt đầu thấy có ý nghĩa cuộc đời. Chủ yếu là ta phải hiểu ý nghĩa cuộc đời trước khi ta gánh vác bổn phận gia đình.

     Giai Đoạn Chủ Hộ. Mặc dầu ta phải giữ sự ham muốn học hỏi của học sinh, nhưng ta không thể ở mãi với vị đạo sư. Không bao lâu, người học sinh thành gia thất và phải nắm trách nhiệm làm cha mẹ. Trong giai đoạn chủ hộ, người Ấn Độ Giáo có thể đạt được ba trong số bốn mục tiêu của cuộc đời. Họ có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong lạc thú, vì quan hệ hôn nhân giúp giải tỏa tất cả những sức lực và ham muốn căn bản con người. Vì là một thành viên trong gia đình đòi hỏi người ấy phải đóng góp phần mình vào sự ổn định kinh tế của xã hội do năng xuất. Và chắc chắn người chủ hộ có cơ hội chu toàn bổn phận theo luật lệ đạo đức của đẳng cấp mình. Nếu Ấn Độ đã thay đổi chậm chạp qua nhiều năm, thì đó là vì quyền lợi và bổn phận riêng biệt họ phải tuân theo đã ràng buộc từng người ở từng đẳng cấp.

     Giai Đoạn Nghỉ Hưu. Ba mục tiêu có thể đạt được trong giai đoạn chủ hộ rất quan trọng. Nhưng những mục tiêu này phải đóng góp vào một mục tiêu lớn hơn -- tìm ra cái ngã thực sự và bản chất thực sự của vũ trụ. Cho nên, người Ấn Độ Giáo cung cấp cho bước thứ ba, rút lui khỏi đời sống công cộng, và vào thời điểm này người ta (cùng với vợ, nếu họ muốn như vậy) có thể quay trở lại những lợi ích của một học sinh. Sau khi đứa cháu đầu tiên sinh ra, ta được phép rút khỏi công việc hay hoạt động nghề nghiệp, không còn phụ trách trách nhiệm trực tiếp về gia đình, và về sống ẩn dật trong rừng để nghiên cứu. Trong một nhóm những người về hưu có cùng khuynh hướng, người học sinh trung niên bây giờ có cơ hội đẩy mạnh hơn nữa những câu hỏi trong những ngày còn là học sinh: Ý nghĩa của đời sống là gì? Thượng Đế như thế nào?

     Không phải mọi người tại Ấn Độ có thể tiếp tục tới giai đoạn này. Những người của đẳng cấp cao có nhiều may mắn hơn để tiếp tục vì hoàn cảnh kinh tế thuận lợi hơn. Người dân Ấn Độ sống trong nhóm gia đình lớn thay vì gia đình một vợ một chồng như người Mỹ thường sống. Nếu một người rời bỏ đại gia đình, người ấy không thấy thiếu thốn nhiều như trong kiểu gia đình một vợ một chồng. Ngay cả tại Mỹ quốc, một số người thôi không kinh doanh nữa sau khi con cái có gia đình. Ở Ấn Độ, một người nghỉ hưu không những rút lui khỏi công việc mà cũng rút lui khỏi những hoạt động thường nhật của một người chủ hộ hay giai đoạn gia đình. Người ấy đã bỏ những nhu cầu về những loại thú vui và hoạt động trước đây. Người ấy muốn ngẫm nghĩ, nghiên cứu và thiền định.

    Giai Đoạn Người Hành Hương Tinh Thần Giai đoạn thứ tư có thể được thực hiện -- nhưng ít người đi vào giai đoạn này. Nếu người ấy cảm thấy sẵn sàng làm được việc này, người ấy có thể rời bỏ nơi ẩn dật, làng xóm và nhóm bè bạn tương đắc. Mang theo gậy và bình bát khất thực, người ấy lang thang chỗ này đến chỗ kia không có lo âu hay không lo lắng- ăn bất cứ cái gì được cho từ ân tình của những người dân trong làng mà người ấy đi qua. Người ấy giúp dân bằng cách chia sẻ trí tuệ của mình về ý nghĩa đời sống hay bằng sự hiện diện của mình. Người ấy có thể sống một thờì gian làm gia sư cho học sinh trẻ; nhưng khi đã hoàn tất nhiệm vụ, người ấy lại cất bước lên đường lang thang.

    Người Tây Phương thường hay khinh miệt lý tưởng này. Tuy nhiên, vì những người Ấn Độ biết chuyện Jesus vạch ra, Jesus cũng đòi hỏi như vậy nơi các đệ tử thân cận của mình. Họ phải từ bỏ mọi thứ -- kể cả bổn phận gia đình - để theo Jesus. Với những ai sẵn sàng theo bước đi, Ngài mời: Hãy rời bỏ mọi thứ. Tìm kiếm ý nghĩa còn quan trọng hơn bất cứ thể chế nào - cả đến gia đình. Người Ấn Độ Giáo đi hành hương lang thang bộc lộ lòng tin vững chắc này một cách ấn tượng khi người ấy rời bỏ mọi dấu vết của tiền kiếp, hoàn toàn tận tụy vào cố gắng hiểu cái ngã thực sự. Sự cố gắng này có thể dẫn đến khổ sở vật chất và cô đơn, những những người Ấn Độ Giáo hành hương tin những điều ấy không quan trọng, vì cái Ta nằm bên kia an nhàn và tình bè bạn.

Ấn Độ Giáo dạy chúng ta rằng chúng ta có thể tìm thấy cái ngã thực sự chỉ khi chúng ta tìm kiếm một cách thành thực. Sự tìm kiếm bắt đầu trong những ngày còn là học sinh. Nó tiếp diễn qua thời kỳ gia đình và thời kỳ nghỉ hưu. Việc tìm kiếm không dính líu gì đến việc từ bỏ bất cứ thứ gì tự nhiên. Ta không nên cố gắng trấn áp hay triệt phá một phần đời sống của mình, cảm nghĩ của mình hay cảm xúc của mình. Ta nên cố gắng hiểu mọi ham muốn, thôi thúc, và những cảm nghĩ xem chúng là gì.

     Đối mặt với những điều này một cách thành thật, người ta có thể khám phá ra nhiều thứ về chính mình. Khi người ấy khám phá ra mình là gì, người ta khám phá ra khả năng làm gì nhất. Làm điều đó với tất cả tâm tư chỉ vì muốn làm việc đó, và làm việc đó với lòng thương yêu, người ta khám phá ra người ấy đang thờ phụng. Để tôn thờ Thượng Đế là đồng thời tìm thấy cái ngã thực sự và ý nghĩa của nó. Những giá trị này chỉ có thể tìm thấy bởi có lòng ham thích thành thật muốn biết những câu trả lời về những câu hỏi căn bản của mình, kế hoạch và sống cuộc đời chu toàn mục tiêu cao nhất của mình.

Các thông tin cùng loại này
» AUM (OM) (2012-03-21 11:22:02)
» Bộ tam thần Trimurti. (2010-09-29 15:00:19)
» Tôi sẽ thờ phượng như thế nào? (2010-04-14 15:47:01)
» Tôi có vị trí gì trong vũ trụ? (2010-04-14 15:38:48)
» Tính đồng nhất của đời sống. (2010-04-14 15:36:42)
» Từ nguyên - Khái niệm Ấn Độ giáo (2010-04-14 15:31:37)
  1  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM, VN - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 - 0914359159 - Email:   phapluantotha@gmail.com

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 16052792
Đang online : 104