Kỳ Lân một trong những loài vật huyền bí nhất, được ca ngợi trong truyền thuyết dân gian, trong thơ ca, và truyền miệng trong nhiều thế kỷ; và nó để lại một bí ẩn lớn mà thế giới vẫn chưa tìm ra. Mặc dù không một ai được nhìn thấy nó trong nhiều thế kỷ qua, nhưng nhiều người vẫn tin rằng nó có thật; và những hình tượng phổ biến về loài kỳ lân của Đông phương như trong truyện dân gian Trung Hoa rất khác biệt so với hình tượng quen thuộc về loài ngựa trắng này của người Tây Phương, chỉ duy nhất một điều chắc chắn rằng chúng có hình dạng như loài ngựa và có một sừng giữa trán.
Những điều bí ẩn về loài Kỳ Lân
Nhiều người tin rằng kỳ lân hoàn toàn không có thật mà tồn tại chỉ để tăng thêm không khí thần bí. Nó sống ở những những thời điểm và những vùng tương tự như khủng long, voi mamut, hoặc như những loài chưa được xác định như Bigfoot (sinh vật có chân rất lớn) và Lochness Monster (quái vật ở hồ Lochness). Những người khác nữa thì tin rằng kỳ lân vẫn tồn tại ở những miền xa xôi hẻo lánh, và chỉ có thể được tìm thấy bởi đức hạnh và sự chân thật.
Truyền thuyết kể rằng bất cứ ai nếu có cơ hội gặp được Kỳ lân đều phải kinh ngạc trước vẻ đẹp của nó, và nhân loại đã dành cho nó một sự tôn kính trọng nền văn hóa và lịch sử của thế giới.
Kỳ lân phương Đông
Kỳ lân tồn tại trong thần thoại Trung Hoa hàng ngàn năm nay. Nó xuất hiện dưới nhiều hình dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là một loài vật có thân thể của loài hươu, đuôi của bò, móng của ngựa, và có một chiếc sừng ngắn mọc giữa trán. Chùm lông trên lưng nó có năm màu tượng trưng cho năm màu sắc thiêng liêng "kim, mộc, thủy, hỏa, thổ" của Trung Hoa: đỏ, vàng, xanh, trắng, và đen. Phần lông ở bụng nó có màu vàng. Trong một vài bản ghi chép khác thì Kỳ lân có phần da màu xanh ngọc giống như rồng.
Kỳ lân Trung Hoa được gọi là chee-lin hay Kilin (Ki, Kỳ lân đực, và Lin, Kỳ Lân cái). Cẩn thận trong từng bước đi, Kỳ lân không bao giờ giẫm lên bất cứ sinh linh nào ngay cả những sinh vật rất nhỏ và chỉ ăn thực vật có vòng đời ngắn. Tuổi thọ của Kỳ lân khoảng 1000 năm.
Kilin mang đến mùa xuân cho trái đất, và rất được tôn kính. Nó là một trong bốn loài thú của điềm tốt lành (cùng với Long, Quy, và Phụng), nó báo trước nhựng việc ở tương lai và tượng trưng cho sự sống.
Những khám phá đầu tiên về Kỳ lân
Trong thần thoại Trung Quốc, Kỳ lân là một loài thú của điều tốt lành và chỉ đến với con người trong những sứ mệnh quan trọng. Sự xuất hiện của nó được giải thích như một dấu hiệu tốt lành, đồng thời khi nó không được nhìn thấy trong nhiều thế kỷ đó là điềm báo rằng con người đang sống trong một thời kỳ “đen tối”. Nó chỉ xuất hiện trở lại khi cuộc sống tươi đẹp và khi Đức Chúa Trời trị vì.
Kỳ lân lần đầu tiên được biết đến cách đây khoảng 5000 năm khi nó thực hiện một nhiệm vụ mang đến cho Hoàng đế FuHis một thông điệp bí mật. Sau đó, khoảng 4700 năm trước công nguyên, môt Kỳ lân khác đã xuất hiện tại khuôn viên cung điện hoàng đế Huang Di. Điềm tốt lành này như báo hiệu triều đại của ông ấy sẽ kéo dài và cuộc sống nhân dân sẽ ấm no, hạnh phúc. Cách đây khoảng 4000 năm, hai con Kỳ Lân đã sống suốt triều đại của hoàng đế Yao, ông là một trong năm Hoàng đế được dựng tượng trên thế giới.
Sự chào đời và ra đi của Khổng Tử được báo trước bởi Kỳ Lân
Người Trung Hoa cũng tin rằng Kỳ lân có thể báo trước sự chào đời của các anh hùng giống như Khổng Tử. Năm 551 trước Công nguyên, có một người phụ nữ mang thai đã nhìn thấy một con Kỳ Lân trong rừng. Nó đã đưa một mẩu ngọc bích trên đầu vào lòng bà ấy. Bà ấy nhận ra sự quan trọng của điềm báo và biết rằng nó là món quà mà thượng đế ban tặng.
Dòng chữ được khắc trên mẩu ngọc bích nói rằng sự sáng suốt tài giỏi của con trai bà ấy sẽ xua tan cho ma quỷ, bóng đêm, và Khổng Tử sẽ trở thành nhà hiền triết được tôn kính nhất Trung Quốc. Thậm chí cho đến ngày nay, 2500 năm sau đó, những lời tiên đoán của ông ấy vẫn được lưu danh như một tín ngưỡng. Khi đến tuổi già, theo sử sách, Khổng Tử đã thấy Kỳ Lân đứng trước mặt mình và điều đó đồng nghĩa với việc ông ấy sẽ ra đi.
Những phát hiện khác về Kỳ Lân phương Đông
Ngoài Trung Quốc, những nước Châu Á khác cũng có truyền thuyết về Kỳ Lân. Ở Nhật Bản, Kỳ Lân được biết đến với tên Kirin, có bờm dài và thân thể như loài bò. Không giống như Kỳ Lân Trung Hoa, Kỳ Lân Nhật Bản là loài thú làm người ta sợ hãi, đặc biệt là những kẻ phạm tội. Thật sự, nó có thể tìm ra những điều sai trái. Người xét xử có thể gọi Kỳ Lân đến để xác định tội phạm trong những vụ án nghiêm trọng. Sau khi nhìn tội phạm, nét sợ hãi sẽ xuất hiện trên mặt của Kỳ Lân, tiếp sau đó nó sẽ dùng chiếc sừng của mình đâm xuyên qua tim kẻ có tội.
Một loài Kỳ Lân ở Ai cập được gọi với tên karkadann, tạo ra sức lôi cuốn đặc biệt. Chiếc sừng của nó có thể chống lại nọc độc của bò cạp, và ăn thịt Kỳ Lân sẽ giải thoát linh hồn khỏi yêu ma. Dựa vào sự mô tả từ những cuốn sách cổ, những nhà chuyên môn tin rằng karkadann thực chất là loài linh dương châu Phi có sừng dài và thẳng, đó là 1 loài linh dương lớn với về ngoài chỉ có một chiếc sừng khi nhìn từ một góc độ nào đó.
Những nhân vật vĩ đại đã nhìn thấy Kỳ Lân
Adam ở cõi cực lạc, nơi bắt đầu sự sống
Hoàng đế FuHsi, ở Trung Quốc cách đây 5,000 năm
Hoàng đế Huang Di, trong khuôn viên ở cung điện hoàng đế vào năm 2697 trước Công nguyên (CN)
Hoàng đế Yao, Trung Quốc khoảng 2000 năm trước CN
Khổng Tử, Trung Quốc, 551-479 trước CN
Ctesias, Ấn độ, thế kỷ thứ IV trước CN
Alexander vĩ đại, Châu Á, vào thế kỷ thứ III trước CN
Julius Caesar, Đức, thế kỷ thứ nhất trước CN
Prester John, Châu Á giữa thế kỉ 2
Kỳ Lân phương Tây
Có lẽ Kỳ Lân được biết đến sớm nhất bởi Herodotus, là người châu Phi sống vào thế kỷ thứ III trước CN đã viết cuốn “Con lừa có sừng” (nguyên văn tiếng Anh ‘horned ass’). Vào khoảng thế kỳ thứ IV trước CN, Kỳ Lân được biết đến rất nhiều ở Tây Phương và tiếp tục được đề cập vào những thế kỷ sau đó. Trong tác phẩm của một bác sĩ đồng thời là sử học gia người Hy Lạp, Ctesias, là người đã du lịch đến Ba Tư và mang về những câu chuyện kỳ quái qua lời kể của những thương gia đã đi xuyên suốt Ấn Độ. Mặc dù không nhìn thấy ai nhưng ông ấy mô tả một loài thú và gọi chúng là ‘Những chú lừa hoang dã của An Độ’ (nguyên văn ‘Wild ass of India’) có kích cỡ bằng với loài ngựa, với một thân hình màu trắng, cái đầu màu đỏ, đôi mắt màu xanh nhạt, và một chiếc sừng thẳng nằm phía trước trán, dài khoảng 45.72 cm. Ông ấy mô tả phần dưới của chiếc sừng có màu trắng, phần giữa có màu đen, và phần đỉnh có màu đỏ. Như một bác sĩ, ông ấy quan tâm đặc biệt đến chiếc sừng bởi vì ông nghe đồn rằng nó bảo vệ cơ thể chống lại thuốc độc chết người. Uống những chén nước được nấu từ chiếc sừng này sẽ có được sức mạnh làm vô hiệu hóa độc tính của độc dược và vết thương sẽ chóng lành khi tẩm chén nước vào vết thương. Ctesias miêu tả Kỳ Lân chạy nhanh phi thường, không thể thuần hóa được và hầu như khổng thể bắt giữ được nó.
Chẳng bao lâu sau, những câu chuyện của Ctesias được nhiều người biết đến, triết học gia danh tiếng người Hy Lạp Aristotle suy luận rằng KỳLân là có thật, nhưng ông ấy không tin vào các câu chuyện về sức mạnh thần kì của chiếc sừng. Một sử học gia lớn tuổi Pliny (người được sinh ra ở triều đại của đức Giáo Hoàng và qua đời vào năm 79 sau CN đã mô tả về Kỳ Lân trong bộ sách bách khoa ‘Lịch sử tự nhiên’ - nguyên văn “Historia Naturalis”) cũng kết luận rằng Kỳ Lân đã tồn tại ở Ấn Độ. Kỳ Lân của Pliny là một loài thú hung ác, với thân hình của ngựa, đầu của hươu, chân của voi, và đuôi của loài lợn hoang dã, và một chiếc sừng màu đen có chiều dài 2 cubits (91.44 cm) đứng sừng sững trước trán. Cả hai ông đều trình bày có biện luận chặt chẽ, có sự tính toán hợp lý và khẳng định rằng loài vật này có tồn tại. Sự thật, không có lý do nào nữa để nghi ngờ về sự hiện hữu của Kỳ Lân hơn là một con voi hay hươu cao cổ chỉ bởi vì đối với tôi nếu mọi người chưa từng nhìn thấy chúng không có nghĩa là chúng không tồn tại.
Những câu chuyện về loài Kỳ Lân đã thu hút tâm trí hai nhà lãnh đạo lớn nhất thời xa xưa. Vào thế kỳ thứ III trước CN, Alexander vĩ đại, người Maxêđôni khoe khoang rằng ông ấy đã thu phục được Kỳ Lân, ông ấy đã cưỡi Kỳ Lân để chiến đấu. Vào những thế kỷ trước CN, hoàng đế La Mã Julius Caesar nói rằng đã nhìn thấy một con Kỳ Lân trong rừng sâu của miền Tây Nam nước Đức.
Một vài năm trước CN, ở Hy Lạp, Thần mặt trời Tyana, đã thỉnh cầu được nhìn thấy Kỳ Lân ở Ấn Độ. Tuy nhiên, việc đó đã không được chấp nhận cho đến một vài thế kỷ sau đó Kỳ lân mới thực sự trở thành một phần chính của nền văn hóa phương Tây bởi vì nó kết hợp kinh thánh với thiên chúa cứu thế.
Cách để đuổi bắt được Kỳ Lân
Trong thời kỳ trung đại, có một truyền thuyết kể về ngựa một sừng, khi nó cảm động trước tấm lòng của Đức Mẹ Đồng trinh và đã chạy đến thăm bà, ngoan ngoãn tựa đầu vào lòng bà.
Chủ bút của tờ Marco polo Colonel Yule khẳng định rằng ngựa một sừng bị thu hút bời vẻ đẹp tâm hồn hoặc sự trinh tiết, lòng trinh bạch, cũng có thể bởi hương thơm từ chiếc váy của Đức Mẹ. Vẫn có những đồn đại khắp Châu Âu kể rằng không thể bắt được Kỳ Lân bằng vũ lực, chỉ có cách bắt giữ một cô gái đồng trinh để cô ấy ngồi đợi một mình ở một nơi hẻo lánh và ngựa một sừng sẽ biết được và tìm đến đó. Khi nhìn thấy người trinh nữ, Kỳ lân sẽ chạy lại và tựa đầu của nó vào lòng cô gái – vì chính đặc điểm này nó có thể dễ dàng bị bắt bởi những thợ săn ẩn náu ở gần đó.
|