Trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và sinh hoạt, con người có thể bất ngờ gặp stress mạnh, đột ngột; hoặc có khi lại gặp kiểu stress diễn ra với cường độ yếu nhưng kéo dài dai dẳng.Stress là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước sự đe dọa và cũng là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật trong xã hội hiện đại. Nó chiếm tới một nửa số lý do tới phòng khám và theo các chuyên gia, rất hiếm người có kỹ năng để ứng phó. Hậu quả sau khi gặp stress là bệnh nhân bị chấn thương tinh thần, tình cảm, tổn thương sâu sắc đến sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Stress là kết quả của tình trạng quá tải trong cơ thể
Tại sao chúng ta cảm thấy stress?
Phản ứng stress của cơ thể hoạt động giống như thiết bị báo động ô tô. Nó được thiết kế để ứng phó với sự xuất hiện đột ngột của một nguy hiểm nào đó. Thay vì dùng tiếng động, hệ thống cảnh báo nội bộ thông báo bằng cách tạo ra những phản ứng hóa học trong cơ thể.
Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ tăng tiết cortisol và adrenaline vào tim, tuần hoàn máu và ôxy tăng lên ở chân và tay, tạo ra phản ứng “sẵn sàng chiến đấu” cho phép chúng ta đối đầu hay thoát khỏi sự nguy hiểm.
Chúng ta không thể sống mà không có nó bởi vì đó sẽ là phi thực tế và nguy hiểm – như đi bộ trong rừng mà không hề sợ hãi trước các dấu hiệu cho thấy sự có mặt của thú dữ. Tuy nhiên, nếu thiết bị báo động này quá dễ dãi hoặc bị “vô hiệu hóa” thì không chỉ khiến chúng ta sao lãng mà nó còn khiến chúng ta trở nên điên điên.
Khi hệ thần kinh giao cảm (PNS) cân bằng, bạn sẽ được “nghỉ ngơi và tiêu hóa tốt” - hạ huyết áp và thức ăn sẽ được tiêu hóa. “Các thư giãn tự nhiên” này cũng giúp làm mềm cơ bắp nhờ lượng endorphin tăng tiết, cơ thể được giảm đau tự nhiên.
“Tình trạng stress” là kết quả của một hệ thống (phản ứng stress) phải làm việc quá sức và một hệ thống khác (thư giãn tự nhiên) không được sử dụng đầy đủ.
Dưới đây là những cách giúp bạn điều chỉnh lại hệ thống stress để có lợi cho sức khỏe. 2 nguyên tắc chính là học cách làm sáng rõ nguyên nhân gây stress và học cách kích hoạt hệ thống giảm stress tự nhiên của cơ thể.
Các nguyên nhân: biến cố đột ngột, tác động thường xuyên dai dẳng,áp lực công việc, ô nhiễm môi sinh,phong thủy chổ làm việc và chổ ở bị sai,..đó là những nguyên nhân chính gây nên stress.
Trường hợp đột ngột bất ngờ như: bệnh nhân bị đe dọa tính mạng, người thân bị tai nạn; bệnh nhân chứng kiến một cảnh tượng khủng khiếp quá sức chịu đựng gây chết và bị thương nhiều người do thiên tai, bão lũ, sóng thần, động đất, sét đánh; do thảm họa: cháy nổ, sập nhà, sập cầu; do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đánh nhau.
Trường hợp stress diễn ra thường xuyên dai dẳng như: bệnh nhân bị hành hạ thể xác và tinh thần, bị ngược đãi, là nạn nhân của bạo lực gia đình, học sinh lo lắng trong thi cử, những người làm việc quá khả năng kéo dài, những cặp vợ chồng hôn nhân không hạnh phúc, mâu thuẫn trong gia đình, ngoài xã hội.
Sự mạnh, yếu về tâm lý và thể trạng của bệnh nhân có tính chất quyết định đến phản ứng của cơ thể trước những stress như: bệnh nhân luôn lo lắng một cách quá mức cho người thân hoặc bất cứ một công việc gì, thời gian kéo dài gây phản ứng của cơ thể với stress. Bệnh cấp tính hay mạn tính ảnh hưởng trên cơ thể bệnh nhân: đau đầu, mất ngủ, đau dạ dày, đau tim, hen suyễn, đau xương khớp... cũng gây lo lắng, mất ngủ hoặc sợ hãi, chán nản bi quan cho bệnh nhân.
Biểu hiện của chứng bệnh do stress
Phổ biến là bệnh nhân tái hiện chấn thương. Tùy theo từng không gian, thời gian và trạng thái tinh thần của bệnh nhân, sự tái hiện có thể diễn ra dưới dạng trỗi dậy từng lúc, bệnh nhân không tự kìm chế được những ký ức về cơn ác mộng hay trạng thái căng thẳng mà ở đó tính cường điệu hay suy diễn theo xu hướng bệnh lý phân li ý thức, khi đó người bệnh có vẻ sống lại một cách sinh động những điều gây tổn thương như là sự việc vừa xảy ra.
Bệnh nhân biểu hiện tâm trạng sợ hãi lo âu, tăng cảm giác, đặc biệt là triệu chứng về thính giác ù tai, cảm giác đầu ồn ào, mất ngủ kéo dài, khó tập trung chú ý hay giảm trí nhớ. Nhiều trường hợp bệnh nhân biểu hiện trạng thái căng thẳng, hoảng sợ hoặc lo âu bi quan khi các tình huống nguy hiểm tái hiện lại trong ký ức. Khi đó có thể gây ra phản ứng kịch phát của các triệu chứng cấp tính: từ một trạng thái ngây dại,mù mờ,đặc trưng bởi thu hẹp ý thức và mất khả năng chú ý, mất khả năng tiếp nhận các kích thích và mất định hướng, tình cảm bất định vui buồn lẫn lộn, đến trạng thái dễ kích thích và xung khắc với mọi người mà trước khi bị bệnh không có, bệnh nhân bồn chồn, đứng ngồi không yên, run rẩy, đôi khi họ bùng nổ dữ dội với thái độ hung hăng.
Một số bệnh nhân uống rượu, hút thuốc hay các chất nghiện khác như một cách làm dịu tình trạng đau khổ bên trong sự tăng hưng phấn thiếu ức chế. Chứng bệnh tiến triển làm cho bệnh nhân mệt mỏi và thường than phiền về sự thờ ơ vô cảm của bệnh nhân đối với người thân, sự vật và các sự kiện ở môi trường xung quanh, bệnh nhân ngày càng trở nên lãnh đạm, mất sự lạc quan, tin tưởng vào người khác và chính cả bản thân mình, hoài nghi về mọi vấn đề mà trước đó bệnh nhân cho là đúng, nhiều lúc bệnh nhân cảm thấy như vắng ý thức và mất cảm xúc thực tại về tình cảm, bị tách rời và trở nên xa lạ với người thân, bạn bè. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, bệnh nhân có cảm giác đánh trống ngực, vã mồ hôi, cơn nóng bừng hay tê lạnh, dị cảm ở chi hay cảm giác châm chích da, tê bì...
Bệnh tiến triển có tính chất cấp tính, tự nhiên hết, các triệu chứng mất dần trong khoảng 6 tháng. Đối với những bệnh nhân có quá trình bệnh mạn tính, khởi phát chậm thì sự bình phục lâu hơn, một số trường hợp để lại di chứng về rối loạn hành vi hay loạn tâm thần.
Kiểm soát phản ứng stress như thế nào?
Yếu tố gây stress có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể là tắc đường, một cuộc tranh luận không có hồi kết, nhưng hệ thần kinh thường không phân biệt được một sự đe dọa về thể lực hay tinh thần hay cảm xúc...
Tất cả đều khiến não bộ tạo ra phản ứng chung là sản xuất nhiều adrenaline và cortisol vào máu. Đây là lý do tại sao bạn không cần phải thay đổi những tình huống bên ngoài, chẳng hạn như các mối quan hệ, công việc để kiểm soát stress. Điều quan trọng là thay đổi nhận thức và làm sáng tỏ nguyên nhân gây stress. Khi đó, phản ứng cũng sẽ thay đổi theo.
“Nghiện” stress
Bạn đang vắt kiệt mình cho công việc? Bạn chỉ tìm thấy chính mình trong guồng quay công việc với cảm giác làm để duy trì và luôn trong tình trạng giá ngày có 36-48 tiếng…. Nếu đang ở trạng thái như vậy thì hẳn bạn đang thuộc nhóm “chủ nghĩa bận rộn”.
Thỉnh thoảng, có những người cảm thấy cần được làm việc mọi thời điểm bởi vì họ cần tiền hay muốn trốn tránh sự buồn chán. Họ không có thời gian cho sự nghỉ ngơi, phục hồi cơ bản, tối quan trọng. Họ say sưa trong cảm giác phấn chấn xuất phát từ các chất hóa học sản sinh trong não bộ như một phản ứng của stress.
Là những cuộc chạy nước rút, không phải chạy đường trường
Chuyên gia tâm lý học thể thao hàng đầu Jim Loehr cho biết: Để trở thành người đứng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng cần phải biết cách tái tạo năng lượng của bản thân (bao gồm thể lực, cảm xúc, tinh thần và tâm hồn).
Hệ thống năng lượng trong cơ thể chúng ta chỉ hoạt động tốt nhất khi chúng ta bật-tắt nó chủ động.
Phép ẩn dụ mà Loehr sử dụng ở đây là: “Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua đường trường mà nó là một loạt các quãng chạy nước rút”.
Đây là nguyên lý tiêu hao năng lượng tối đa theo chu kỳ dựa trên sự hồi phục. Điều này có nghĩa, nếu biết dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn ở công việc tiếp sau đó.
Nó giống như khi đi nghỉ, bạn tận hưởng nắng ấm, biển xanh, cả cơ thể, từ đầu tới chân được thư giãn hoàn toàn. Để khi trở vè nhà, bạn tưởng tượng mình đang tắm nắng trên bãi biển. Lúc này hệ thần kinh sẽ không thể phân biệt được hiện thực và sự tưởng tượng.(Xem thêm) |