CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Sinh Học  » Chi tiết
 
Ký ức đúng, sai để lại dấu ấn khác nhau trên não
Khi cố hình dung lại khuôn mặt hay dáng hình nào đó, bạn có thể nhớ lộn sang một đối tượng khác mà cứ ngỡ rằng mình đã đúng. Nhưng não của bạn không bị đánh lừa như thế!..

Ký ức đúng, sai để lại dấu ấn khác nhau trên não

 

     Khi cố hình dung lại khuôn mặt hay dáng hình nào đó, bạn có thể nhớ lộn sang một đối tượng khác mà cứ ngỡ rằng mình đã đúng. Nhưng não của bạn không bị đánh lừa như thế. Nó phản ứng rất khác nhau trong hai trường hợp này, và việc chụp não một ngày nào đó có thể giúp tìm ra các ký ức sai lầm đó.

     Daniel Schacer và Scott Slotnick, tại Đại học Havard,Massachusetts (Mỹ), đã phát hiện thấy các vùng giác quan trên não (chứ không phải vùng vẫn được xem là chuyên xử lý ký ức) hoạt động mạnh hơn khi người ta nhớ lại chính xác thông tin.

     Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu những tình nguyện viên cố nhớ lại một hình dạng đặc biệt mà cả nhóm đã quan sát trước đó, đồng thời chụp não họ vào thời điểm này. Kết quả là, khi những tình nguyện viên nhớ đúng, vùng vỏ não thái dương hoạt động mạnh hơn khi so với khi họ nhớ lầm sang một hình dạng tương tự. Hiệu ứng này cũng xảy ra người thí nghiệm nhớ lại một từ trong danh sách các từ: Vùng thính giác trên não họ hoạt động mạnh hơn khi anh ta nhận diện đúng từ, so với khi nghe lầm một từ khác na ná như thế.  

     Một điều thú vị nữa là việc quét não cũng cho thấy trí nhớ “ẩn” hoặc trí nhớ vô thức của chúng ta có thể còn chính xác hơn những gì chúng ta gợi lại một cách chủ ý.

     Yoko Okado, chuyên gia nghiên cứu về ký ức sai lệch tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, nhận định một số loại máy phát hiện nói dối có thể một ngày nào đó sẽ nhận ra những khác biệt này trong hoạt động của não. Tuy nhiên, Schacter chỉ ra rằng công trình của họ xác định hoạt động của não qua rất nhiều thử nghiệm, do vậy, để phát hiện độ chính xác của một ký ức đơn lẻ là chưa thể.

     Nghiên cứu được công bố tại cuộc gặp của Hiệp hội khoa học thần kinh ở New Orleans tuần trước.

Nguồn NewScientist

Các thông tin cùng loại này
» Nhịp sinh học (2011-10-03 17:22:03)
» Đồng hồ sinh học (2011-10-03 17:16:04)
» 10 rối loạn giấc ngủ kỳ lạ nhất (2011-10-03 17:04:55)
» Nghe lén như dơi (2011-10-03 09:14:59)
» Chim cánh cụt dùng mùi hương để nhận biết bạn tình (2011-10-03 09:08:54)
» Giác quan thứ 6 của cá heo (2011-08-04 09:03:03)
» Thức dậy ở thế giới khác (2011-08-04 08:57:17)
» Giác quan thứ sáu (2011-07-12 11:43:03)
» Nhờ đâu ta biết tay mình? (2011-07-12 11:32:37)
» Chết vì… cười quá! (2011-06-28 15:00:59)
» “Người ngoài hành tinh” dưới đáy biển (2011-06-25 18:33:43)
» Bệnh lạ của thiên tài hội họa (2011-06-25 11:42:59)
» Giấc mơ dự báo tương lai (2011-06-22 10:47:08)
» Loài người tiến hóa chậm hơn ta tưởng (2011-06-21 16:44:39)
» Cô gái 26 tuổi mắc bệnh sợ đàn ông (2011-06-03 10:23:42)
» Người đàn ông 'nhìn' bằng tai (2011-05-28 16:06:41)
» Những người không có ý niệm thời gian (2011-05-23 09:39:37)
» Đọc, viết làm thay đổi não bộ (2011-05-19 09:04:18)
» Biết trước cái chết (2011-05-19 08:53:05)
» Tổng thống Czech 'lén bỏ túi' bút bi (2011-04-14 16:57:12)
Trang trước  1 2 3  4 5 6 7 8 9  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 20214514
Đang online : 291