CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Môi Sinh  » Chi tiết
 
Hạn hán theo chu kỳ đã tiêu diệt nền văn minh Maya
Bán đảo Yucatan ở Trung Mỹ, quê hương của nền văn minh Maya nổi tiếng, dường như là nạn nhân của các đợt hạn hán lặp lại sau 208 năm, trùng với chu kỳ hoạt động 206 năm của mặt trời. Đây là công bố mới nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ.

Hạn hán theo chu kỳ vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.

     Bán đảo Yucatan ở Trung Mỹ, quê hương của nền văn minh Maya nổi tiếng, dường như là nạn nhân của các đợt hạn hán lặp lại sau 208 năm, trùng với chu kỳ hoạt động 206 năm của mặt trời. Đây là công bố mới nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ.

     Đợt hạn hán tồi tệ nhất dường như đã đóng vai trò quyết định trong sự sụp đổ của nền văn minh này vào khoảng năm 900 sau Công nguyên (CN).

     Maya nằm trong số những nền văn minh cổ xưa vĩ đại của Trung Mỹ, đạt đỉnh cao vào thế kỷ 9. Người Maya đã tạo ra những thành phố tôn giáo vĩ đại, hệ thống lịch và toán học phức tạp, hệ thống chữ viết tượng hình, các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ tinh xảo... Đặc biệt, họ đã xây dựng các kim tự tháp bằng đá cao vút ở nhiều nơi, chẳng hạn Tikal ở Guatemala, Palenque ở Mexico và Copan ở Honduras.

Dấu vết hạn hán

     Vào năm 1993, Giáo sư David Hodell và cộng sự tại Đại học Florida, Mỹ, đã thu thập các mẫu trầm tích từ đáy hồ Chichancanab, Mexico, phía bắc bán đảo Yucatan, để thành lập “hồ sơ” biến đổi khí hậu trong vùng. Họ tìm thấy ở đây lượng lớn thạch cao (canxi sun-phát) tập trung tại các tầng ngẫu nhiên.

     Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi lượng mưa giảm đi, nước hồ bốc hơi đã khiến muối lắng đọng xuống đáy, tạo thành các lớp thạch cao mỏng. Như vậy, các tầng thạch cao tìm thấy ở hồ Chichancanab chính là bằng chức xác thực cho các giai đoạn hạn hán trong lịch sử vùng này.

     Chu kỳ hạn hán khá đặc biệt, lặp lại cứ sau 208 năm. Khoảng thời gian này gần như trùng hợp với biên độ hoạt động của mặt trời đã được biết trước đây: Mặt trời phát năng lượng cực đỉnh sau 206 năm.

     “Dường như sự thay đổi trong năng lượng toả ra từ mặt trời đã tác động trực tiếp lên khí hậu vùng Yucatan và gây ra những đợt hạn hán tái diễn, lần lượt ảnh hưởng đến sự tiến hoá của người Maya”, GS Hodell cho biết.

“Không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên”

     Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số thời kỳ hạn hán khác trùng hợp với sự suy giảm hoạt động xây dựng của người Mayan. Đó là năm 475-250 trước CN và 125-210 sau CN. Đợt hạn hán khắc nghiệt nhất diễn ra vào năm 750-850 sau CN, trùng hợp với thời kỳ nền văn minh Maya rơi vào quên lãng.

     Những bằng chứng cho thấy hạn hán đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền văn minh Maya. Điều này không đồng nghĩa là kết luận, nhưng “khó có thể chỉ là sự trùng hợp thông thường”, Hodell nhận định. Ông cũng cho biết: “Tôi nghĩ hạn hán đã đóng một vai trò quan trọng, nhưng sẽ còn những nhân tố khác, chẳng hạn tăng dân số, suy thoái đất trồng và những thay đổi về chính trị - xã hội, đã phối hợp tác động”.

     Các nhà nghiên cứu khí hậu khác khi sử dụng phương pháp tính tuổi vòng cây cũng đã tìm thấy bằng chứng của chu kỳ hạn hán lặp lại sau mỗi hai trăm năm, cùng với nhịp điệu biến động của mặt trời.\

Hạn hán khốc liệt đã xóa sổ người Maya

Kim tự tháp Castillo được người Maya xây dựng vào khoảng đầu năm 618 sau công nguyên, với 365 bậc, có thể tương ứng với số ngày trong năm.

     Với nghệ thuật kiến trúc đáng kính nể cùng hiểu biết sâu sắc về thiên văn và toán học, Maya thuộc số những nền văn minh Trung Mỹ cổ vĩ đại nhất. Tuy nhiên, ở đỉnh cao vinh quang khoảng năm 800 sau công nguyên, họ đột ngột rời bỏ quê hương lui vào sống bí ẩn. Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân là sự biến đổi khí hậu.

     Ở thời kỳ thịnh vượng nhất, người Maya phân bố suốt từ bán đảo Yucatan của Mexico tới Honduras. Nhưng gần như ngay sau đó, xã hội gồm 15 triệu người của họ rút lui vào sống bí mật, bỏ lại đằng sau các thành phố hoang vắng, những con đường buôn bán trơ trọi, và các kim tự tháp khổng lồ bỗng chốc trở thành phế tích. Sự ra đi đột ngột này là một trong những bí ẩn khảo cổ lớn nhất.

     Mới đây, các nhà khoa học Mỹ và Thụy Sĩ, đăng trên tạp chí Science, đã khẳng định rằng, một đợt khô hạn kéo dài, được đánh dấu bằng ba thời kỳ hạn hán cực kỳ khắc nghiệt đã chấm dứt nền văn minh Maya.

     Giải thuyết về ảnh hưởng của khô hạn không phải là mới. Trầm tích được các nhà khoa học lấy lên từ một chiếc hồ trên bán đảo Yucatan vào năm 2001 đã cho thấy, một chuỗi những đợt hạn hán lớn trùng hợp với những lần biến động văn hóa đột ngột trong cộng đồng Maya. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng còn tìm ra được ảnh hưởng của con người tới môi trường, chẳng hạn việc phá rừng và xói mòn đất, và do đó, nó không phản ánh một “bằng chứng khí hậu chắc chắn”.

     Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã xem xét trầm tích từ thung lũng Cariaco ở phía bắc Venezuela, nơi các dấu ấn khí hậu rõ ràng hơn hẳn. Khi xác định hàm lượng titan (phản ánh lượng mưa hàng năm) trong các lớp đất đá, họ phát hiện thấy có những mùa khô và mùa ẩm tương ứng với các tầng trầm tích khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, đã có 3 đợt hạn hán lớn xảy ra trong khoảng năm 810-910 sau công nguyên, mỗi đợt kéo dài gần một thập kỷ. Đồng thời trong suốt quá trình này là một xu hướng khô hạn kéo dài khó phát hiện hơn.

     Thời điểm xuất hiện các đợt hạn hán lớn trùng hợp với thời kỳ suy thoái của nền văn minh Maya, và được phản ánh qua sự di cư của người dân khỏi các thành phố hoặc giảm bớt hoạt động xây dựng và chạm khắc đá. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, người Maya đặc biệt nhạy cảm với các đợt hạn hán kéo dài, vì khoảng 95% các trung tâm dân cư của họ sống phụ thuộc vào ao hồ và sông ngòi: những thuỷ vực chỉ cung cấp đủ cho hoạt động canh tác nông nghiệp và sinh hoạt khoảng 18 tháng.

     Tuy nhiên, giả thuyết hạn hán vẫn chưa thuyết phục được một số nhà khảo cổ. Những người này tin rằng ảnh hưởng cộng hợp của việc dân số quá đông, một cuộc mưu sát tranh giành quyền lực giữa các nhà quý tộc, cơ sở kinh tế yếu ớt và một hệ thống chính trị không chấp thuận cho sự chia sẻ quyền lực này đã dẫn tới sự sụp đổ của người Maya.

     Các giả thuyết khác lại cho rằng chính người Maya đã tự buộc tròng vào cổ mình, khi phá huỷ môi trường không thương tiếc, trong đó có việc phá rừng.

Nguồn, BBC

Các thông tin cùng loại này
» Nhân tai (2016-10-31 17:07:19)
» Thêm bằng chứng về ngày tận thế? (2011-11-29 09:27:51)
» Trái đất “cõng” được bao nhiêu người? (2011-10-20 10:42:38)
» Sứa đe dọa nhà máy điện hạt nhân (2011-07-12 11:11:11)
» Tìm ra nguyên nhân mực khổng lồ bị chết (2011-05-10 08:29:04)
» Những 'thành phố ma' ở Nhật Bản (2011-04-20 09:17:01)
» Trùng hợp kỳ lạ động đất Tứ Xuyên – Nhật (2011-04-03 11:11:05)
» Ngày 13.4.2036, thiên thạch sẽ tàn phá Trái đất? (2011-03-10 18:51:19)
» Cực từ Bắc đang chuyển đến Nga (2011-04-03 11:13:10)
» Chim chết hàng loạt xuất hiện cả ở Mỹ và Thụy Điển (2011-03-10 11:24:08)
» Hàng triệu cá chết tại bến cảng Mỹ (2011-03-10 11:11:51)
» Bệnh lạ tấn công đàn hươu (2011-02-25 08:29:26)
» Ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh đạt mức kỷ lục (2011-02-23 14:30:02)
» Hàng trăm cá voi chết tại New Zealand (2011-02-21 15:58:36)
» Tình trạng ấm lên toàn cầu gây hậu quả khủng khiếp (2011-02-13 17:43:00)
» "Hàng rào không gian" mới trên quỹ đạo (2011-02-13 17:25:38)
» Thời tiết cực đoan: hiện thực của một thế giới nóng (2011-01-24 09:34:32)
» Đức đau đầu vì “rác con người” (2011-01-13 16:11:59)
» Khí gây mê là “sát thủ” môi trường (2011-01-13 16:12:18)
» Siêu núi lửa đe dọa châu Âu (2011-01-08 10:35:18)
  1  2 3  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 18004157
Đang online : 156