CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Sinh Học  » Chi tiết
 
Học nhìn không dễ với những người mới sáng mắt
Với đa số người, nhận dạng thế giới xung quanh là chuyện đơn giản không, nhưng với Michael May, người sáng mắt trở lại sau 40 năm chìm trong bóng tối, lại là nhiệm vụ hết sức khó khăn...

Học nhìn không dễ với những người mới sáng mắt

 

     Với đa số người, nhận dạng thế giới xung quanh là chuyện đơn giản không, nhưng với Michael May, người sáng mắt trở lại sau 40 năm chìm trong bóng tối, lại là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ông chỉ phân biệt được một khuôn mặt là nam hay nữ trong 70% trường hợp.

     May trở thành đối tượng nghiên cứu lý tưởng của các nhà khoa học trong việc tìm ra hoạt động của hệ thống thị giác của con người.

     Lone Fine, Đại học California tại San Diego (Mỹ) và cộng sự đã theo dõi May (43 tuổi, bị mù từ năm lên 3 tuổi rưỡi) khi ông sáng mắt trở lại sau một cuộc phẫu thuật vào tháng 3/2000. Kể từ đó, May vô cùng chật vật trong việc thích nghi với thế giới mới qua mắt - một trục trặc thường xảy ra với những người lấy lại được thị lực sau nhiều năm sống trong bóng tối. Ông đặc biệt khó khăn trong việc phân biệt các khuôn mặt và cảm xúc bày tỏ trên những khuôn mặt đó. Trong thử nghiệm, May chỉ có thể nhận biết người ta hạnh phúc, bình thường hay đau buồn trong 61% trường hợp. May cũng không thể nhận ra vợ mình nếu chỉ nhìn thấy mặt, và ông phải phụ thuộc vào các đặc điểm khác như độ dài mái tóc hay dáng đi để phân biệt mọi người với nhau.  

     Để xác định nguyên nhân gây nên sự khó khăn này, các nhà khoa học đã chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để theo dõi hoạt động trong não May khi ông xử lý thông tin thị giác về thế giới xung quanh. Nhóm điều tra phát hiện thấy, khi May nhìn vào các khuôn mặt hoặc vật thể ba chiều, vùng não mà những người sáng mắt bình thường sử dụng để nhận dạng thì bất hoạt trong đầu ông, còn chính ông lại sử dụng một vùng não thị giác khác để quan sát thế giới.

     Điều này chứng tỏ những vùng khác nhau của hệ thống thị giác phát triển ở các giai đoạn khác nhau, và vùng xử lý các thông tin về vận động (giúp phân biệt những thay đổi trên nét mặt) hình thành trong giai đoạn rất sớm của cuộc đời, đồng thời rất khó thay đổi.

     “Ý tưởng cũ cho rằng chỉ có một bức tranh về thế giới được tạo ra từ bề mặt của vùng vỏ não thị giác là quá đơn giản. Thực tế, chúng ta có thể có hai chục bản đồ kiểu như vậy, mỗi kiểu thể hiện cho một mô hình quan sát và cảm nhận môi trường khác nhau”, Donald MacLeod, thuộc Đại học California ở San Diego, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết. May có thể đã sử dụng một kiểu bản đồ thị giác khác với bình thường, và ông đang từ từ tiếp thu nó.

     Nghiên cứu được công bố trên Nature Neuroscience.

Nguồn Scientific American

Các thông tin cùng loại này
» Giấc ngủ biến hắn ta thành quỷ dữ (2009-12-28 14:02:49)
» Bí ẩn về những người màu xanh da trời (2009-12-28 13:41:12)
» Bí ẩn của linh hồn (2009-12-28 12:33:52)
» Giải mã "cơn sốt" thiên thần (2009-12-27 18:44:04)
» Những khả năng kỳ lạ của ánh mắt (2009-12-27 18:38:41)
» Cô gái có “đôi mắt X-quang” (2012-03-31 10:08:46)
» Giác quan thứ sáu của động vật (2010-02-05 14:18:16)
» Những người 'lột xác' sau khi bị đột quỵ (2010-09-04 16:02:05)
» Bí ẩn những người không có não (2010-05-07 00:20:29)
» Ca “sinh nở” kỳ quặc (2010-01-05 11:39:36)
» Chúng ta cảm nhận được sự đau đớn của người khác (2009-12-26 14:58:18)
»  Vi khuẩn biến CO2 thành nhiên liệu (2010-01-05 11:34:51)
» Boris - cậu bé từ sao Hỏa (2011-11-18 23:08:51)
» Bí ẩn nhục thân các thiền sư : Nhục thân cụ sư Rau (2010-02-03 14:49:59)
» Phóng đại một số hình ảnh về Cơ thể con người (2011-02-19 15:11:53)
» 10 điều đặc biệt ở loài người (2010-01-28 17:21:57)
» Giải mã 13 hiện tượng kỳ lạ ở cơ thể người (2010-02-03 14:48:59)
» Người phụ nữ khốn khổ vì trí nhớ phi thường (2010-02-03 14:51:02)
» Tại sao chúng ta thấy đau khi ghen tức (2010-02-03 14:49:19)
Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8 9  
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 20212406
Đang online : 91