CHUYÊN MỤC
ĐỒNG TÂM
LỊCH ÂM DƯƠNG
LIÊN KẾT WEBSITE
Thông tin khoa học cơ bản » Sinh Học  » Chi tiết
 
Loài cá có mắt trong đầu
Thay vì nằm bên ngoài, "cửa sổ tâm hồn" của cá mắt thùng lại chui vào bên trong đầu và được bảo vệ bởi một tấm chắn trong suốt. Cặp mắt của cá có thể xoay lên phía trên để chúng quan sát mọi thứ phía trên đỉnh đầu.

Loài cá có mắt trong đầu

       Thay vì nằm bên ngoài, "cửa sổ tâm hồn" của cá mắt thùng lại chui vào bên trong đầu và được bảo vệ bởi một tấm chắn trong suốt. Cặp mắt của cá có thể xoay lên phía trên để chúng quan sát mọi thứ phía trên đỉnh đầu.

       Cá mắt thùng (Macropinna microstoma) sống trong môi trường tối đen dưới đáy biển, nơi ánh sáng mặt trời không thể lọt tới. Chúng sử dụng đôi mắt hình ống cực kỳ nhạy sáng để tìm kiếm thức ăn và trốn tránh kẻ thù. Loài cá này được phát hiện năm 1939. Ban đầu nhiều nhà khoa học nghĩ rằng cặp mắt của chúng chỉ hướng lên phía trên, nhưng vị trí đó khiến chúng không thể quan sát phía trước cũng như bắt mồi bằng chiếc mồm nhỏ và nhọn.

       Bruce Robison và Kim Reisenbichler, hai chuyên gia của Viện nghiên cứu hải dương Monterey Bay sử dụng các đoạn video do một thiết bị điều khiển từ xa ghi lại để nghiên cứu cá mắt thùng tại vùng biển California. Ở độ sâu 600-800 mét, loài cá này thường giữ thân mình bất động, còn mắt của chúng phát ra ánh sáng màu xanh lục. Các đoạn video cho thấy một đặc điểm chưa từng được miêu tả ở cá mắt thùng là mắt của chúng được bao quanh bởi một tấm chắn trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Tấm chắn này bao phủ phần đỉnh đầu.

Đôi mắt cực kỳ nhạy sáng của cá mắt thùng được bảo vệ bởi tấm chắn trong suốt chứa đầy chất lỏng. Ảnh: Livescience.

       Phần lớn tài liệu về cá mắt thùng không nhắc tới tấm khiên trong suốt chứa chất lỏng. Các chuyên gia cho rằng cấu trúc mỏng manh đó bị phá hủy khi cá bị đưa lên khỏi mặt nước bằng lưới. Robison và Reisenbichler gặp may khi họ có một con còn sống sau khi được đưa lên khỏi mặt nước theo cách tương tự.

       Sau khi quan sát nó nhiều giờ trong bể nước trên tàu, họ có đủ cơ sở để kết luận rằng đôi mắt hình ống của con cá đảo khi nó chuyển vị trí cơ thể từ chiều ngang sang chiều dọc. Những sắc tố màu xanh trong mắt chúng có khả năng lọc tia nắng từ mặt nước, giúp cá phát hiện ánh sáng phát quang của sứa, thức ăn của chúng, qua tấm chắn trong suốt. Khi phát hiện mồi, cá đảo mắt lên phía trên và bơi lên để bắt.

Nguồn Livescience

Các thông tin cùng loại này
» Biến thành người khác sau khi ghép tạng (2010-02-01 15:56:28)
» Dị ứng với nước! (2010-02-03 14:48:13)
» Động vật có thể giúp dự đoán động đất? (2010-04-05 12:14:51)
» Kỳ lạ giác quan thứ sáu (2010-01-29 23:12:31)
» Cô gái nếm được vị của âm thanh (2010-01-29 23:01:46)
» Người có thể 'nghe' thấy hình ảnh (2010-01-30 17:27:23)
» Cô gái ăn trong giấc ngủ (2010-01-29 22:49:40)
» Những chuyện thú vị về khả năng não người (2010-01-30 16:28:16)
» Mạng xã hội làm hại trí óc trẻ em (2010-01-29 21:01:10)
» Trở thành thần y sau khi bị sét đánh (2010-01-29 20:39:12)
» Những chuyện bí ẩn về não người (2010-01-29 12:00:10)
» Ảnh hưởng của mặt trăng đến con người (2010-01-29 11:44:47)
» Những phi hành gia bị khủng hoảng tâm lý sau khi lên mặt trăng (2010-01-29 10:56:05)
» Người phụ nữ dự báo được mưa, bão nhờ... đau đầu (2010-01-20 10:23:17)
» Những kỉ lục “kinh hoàng” của con người (2010-02-02 17:37:39)
» Phát hiện sinh vật cô đơn nhất hành tinh (2010-01-06 22:58:07)
» Không ăn cơm vẫn sống!.. (2010-01-04 17:00:11)
» Bắt khối u 'nhịn ăn' để diệt ung thư (2010-01-04 14:36:13)
» Phát hoảng vì con làm trò Mr. Bean (2010-01-04 14:38:24)
» Tổn thương sọ não làm phát triển năng lực phi thường (2009-12-28 14:43:37)
Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8  9  Trang Tiếp
 

CÔNG TY KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG TÂM THỨC TOTHA
245 Trịnh Đình Trọng, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM - ĐT0909777929 - 0908883380 - 0909631630 Email:  tothaho@gmail.com, phapluantotha@gmail.com

 

Copright 2009 www.totha.vn,
All rights reserved

Lượt truy cập: 20214511
Đang online : 288